Phân loại Tự áp bức do nội tâm hóa

Sự tự kỳ thị chủng tộc do nội hóa (internalized racism) xảy ra khi thành viên của một nhóm vốn là đối tượng của sự phân biệt chủng tộc có thái độ phân biệt chủng tộc đối với chính nhóm của mình. Nó cho thấy sự thiếu tự tin.[3] Sự phân biệt chủng tộc do nội tâm hóa thường là hậu quả của chủ nghĩa thưc dân, khi mà những người bị thực dân hóa đánh mất đi bản sắc của chính mình và ghi nhận những giá trị của xã hội thực dân; điều này có thể diễn ra từ từ, trong thời gian dài. Một trong những ví dụ tiêu biểu là thực hành làm trắng da (skin whitening) (xem thêm chủ nghĩa màu da - colorism) bắt gặp ở các nước châu Phi và châu Á.[1]

Sự tự kỳ thị đồng tính luyến ái do nội hóa (internalized homophobia), còn được gọi là chủ nghĩa dị tính do nội tâm hóa, xảy ra trong cộng đồng LGBT khi các cá nhân tuân phục thái độ kỳ thị dị tính của một nền văn hóa. Nó có mối tương quan tích cực với tâm lý đau khổ và mối tương quan tiêu cực với lòng tự trọng.[3] Sự kỳ thị đồng tính do nội tâm hóa gắn liền với cảm giác tội lỗi và hổ thẹn (đặc biệt là ở giới trẻ) và dẫn đến gia tăng cảm giác lo lắng, trầm cảm và tự tử. [4]

Trong sự tự phân biệt giới do nội hóa (internalized sexism), các cá nhân (nói chung là phụ nữ) có thái độ áp bức với chính giới tính của mình, là thứ vốn tạo ra bởi văn hóa. Một ví dụ là slut-shaming, trong đó chính phụ nữ chỉ trích sự vi phạm những quy tắc về mặt tình dục được thừa nhận với bản thân và những phụ nữ khác. [5]

Một loạt các áp bức nội tâm hóa có thể cùng xảy đến khi một cá nhân thuộc về nhiều hơn một nhóm bị áp bức; ví dụ, một phụ nữ da màu có thể vừa trải nghiệm sự phân biệt chủng tộc lẫn sự phân biệt giới do nội tâm hóa, hoặc một người có thể vừa là người da màu, vừa là một người đồng tính (và cũng có thể tự kỳ thị đồng tính trong nội tâm).